Tin Tức
Vải kaki là gì? Ưu nhược điểm, phân loại và ứng dụng vải kaki

Lĩnh vực may mặc phát triển kéo theo thị trường cung ứng vải cũng nhộn nhịp không kém với đa dạng các chất liệu để phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của người sử dụng. Trong đó, kaki là một trong những loại vải được dùng để may trang phục, phụ kiện được ưa chuộng nhất hiện nay. Mời bạn cùng May Mặc Phong Phú tìm hiểu vải kaki là gì và có những đặc điểm nổi bật nào trong bài viết dưới đây!

Bạn đã biết vải kaki là gì?

Vải kaki thường được biết đến với một tên gọi khác theo tiếng Anh là khaki, là chất liệu được sử dụng rất phổ biến trong may mặc dùng để may nhiều loại trang phục khác nhau. Kaki được tạo thành từ cotton 100% hoặc cotton đan chéo kết hợp với sợi tổng hợp, từ đó hình thành nên các tính chất nổi bật như chống nhăn, co giãn tốt, bền và không gây cảm giác bí bách cho người mặc.

Vải kaki là vải gì?

Vải kaki là vải gì?

Trên thị trường hiện nay, kaki phổ biến nhất với 4 tone màu: Kaki nâu (kaki nhạt), kaki nguyên bản, kaki sẫm màu và kaki xanh (kaki xám). Các loại vải kaki hay áo quần kaki được bày bán ở nhiều nơi, từ chợ, siêu thị đến các trung tâm thương mại. Do đó, nếu bạn yêu thích chất liệu may mặc này thì có thể dễ dàng chọn được cho mình những sản phẩm ưng ý với mức giá cực kỳ hợp lý.

Nguồn gốc của loại vải kaki

Theo một số tài liệu có đề cập, vào thế kỷ 19, vải kaki xuất hiện đầu tiên tại đất nước Ấn Độ. Khi đó, các quân lính Anh chủ yếu mặc quân phục quần trắng, áo khoác đỏ được làm từ chất liệu len nên rất nóng và gây cảm giác khó chịu. Chính điều đó đã làm Harry Bernett Lumsden quyết định thay thế vải len thành loại vải mỏng, thoáng mát và nhẹ hơn. Đây được xem là nguồn gốc xuất phát của vải kaki. Theo thời gian, vải kaki liên tục được cải tiến, phát triển để phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng và dần dà đã trở thành một chất liệu không thể thiếu trong ngành may mặc hiện nay.

Ưu - nhược điểm của vải kaki

Ưu điểm của vải kaki

Từ khái niệm vải kaki là gì được đề cập chi tiết bên trên, bạn có thể nhận thấy rằng, tính bền, ít nhăn và không xù lông được xem là những ưu điểm vượt trội giúp cho chất liệu kaki luôn dẫn đầu trong danh sách các loại vải được tiêu thụ nhiều nhất. Điều này có được là nhờ vào cấu trúc chắc chắn, độ dày mà bạn có thể cảm nhận được khi sờ vào bề mặt vải, đặc biệt là các sản phẩm quần hay áo khoác nam.

Cùng với đó, loại vải này còn còn giúp tạo độ thông thoáng cho người mặc và cho khả năng thấm hút tuyệt vời. Trang phục được may từ vải kaki thường không bó sát người, có độ rộng nhất định nên tạo được cảm giác thoải mái, dễ chịu, phù hợp với khí hậu ở nước ta.

Một ưu điểm khác không thể không kể đến là tính thân thiện với môi trường. Do được sản xuất từ nguyên liệu thiên nhiên nên các loại vải kaki cho khả năng phân hủy khá tốt khi không được sử dụng trong một khoảng thời gian dài.

Đặc điểm của vải kaki là gì

Đặc điểm của vải kaki

Nhược điểm của vải kaki

Kết cấu vải chắc chắn, bề mặt dày là một ưu điểm của vải kaki, tuy nhiên đối với một số người đã quen với chất liệu có độ co giãn mạnh, chẳng hạn như len hay thun thì sẽ cảm thấy khá khó chịu khi mặc những bộ trang phục làm từ loại vải này. Với những thiết kế mang tính cầu kỳ, nhiều chi tiết thì kaki không phải là sự lựa chọn được ưu tiên. Do đó, bạn chỉ thường bắt gặp chất vải này được sử dụng cho những bộ trang phục đơn giản với form đứng, cứng cáp mà thôi.

Song song với đó, giá thành của vải kaki cũng được đánh giá là khá cao so với một số loại vải khác. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi chúng có nguồn gốc từ cotton với nhiều tính chất ưu việt. Tuy nhiên, hiện nay, khi công nghệ phát triển, các nhà sản xuất đã thêm nhiều chất liệu khác vào vải để tạo thành đa dạng phiên bản khác nhau nhằm phù hợp hơn với "túi tiền" của người sử dụng.

>>> Xem ngay: Nguyên tắc phối màu quần áo nam nữ chuẩn

Các loại vải kaki phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay đang bày bán rất nhiều loại vải kaki khác nhau với nhiều mức giá. Do đó, nếu bạn không phải là người sành về thời trang, chất liệu vải thì rất dễ nhầm lẫn dẫn đến chọn sai sản phẩm.

Hất hết, vải kaki được phân loại thành 4 nhóm chính sau đây:

Kaki thun

Loại vải này còn được biết đến với tên gọi khác là kaki mềm hay kaki co giãn, được kết hợp thêm sợi spandex trong quá trình sản xuất để tăng độ co giãn giúp người mặc cảm thấy thoải mái hơn. Kaki thun thường được dùng để may đầm, váy, vest, quần tây nữ.

Chất vải kaki thun

Chất vải kaki thun

Kaki không thun

Kaki không thun hay kaki thô có pha thêm chất liệu bố nên bạn có thể thấy rõ bề mặt vải có hiện những sợi vải đan chéo nhau. Chúng có đặc điểm khá cứng, thô ráp và ít nhăn nên luôn là chất liệu ưu tiên để may quần tây, quần ống đứng dành cho các đấng mày râu.

Chất vải kaki không thun

Chất vải kaki không thun

Kaki cotton

Nếu bạn đã từng nghe đến vải kaki thun bông,  vải kaki thun họa tiết, vải kaki thun hoa thì đây đều là cách gọi khác của kaki cotton. Nhờ thành phần được dệt từ các sợi bông tự nhiên nên kaki cotton luôn nổi bật giữa những chất liệu may mặc bởi sự bền, chắc, thấm hút mồ hôi tốt và ít bị giãn sau một thời gian dài sử dụng. Do đó, kaki cotton được sử dụng phổ biến hơn trong may thời trang cho nữ như áo khoác măng tô, váy body, quần ôm dài... Thông thường, kaki cotton 100% sẽ có giá thành cao hơn các loại khác.

Chất vải kaki cotton

Chất vải kaki cotton

Kaki polyester

Kaki polyester là chất liệu vải có nguồn gốc từ sợi tổng hợp với thành phần đặc trưng là ethylene. Với đặc tính là ít co giãn, khả năng thấm hút mồ hôi kém nên giặt khá lâu khô. Tuy nhiên, cũng nhờ đó mà chúng được ứng dụng phổ biến trong may các sản phẩm thời trang chống thấm nước như balo, túi xách, nón, tạp dề…

Chất vải polyester

Chất vải polyester

Ứng dụng vải kaki trong may mặc

Với những đặc điểm nổi trội như vậy nên chất liệu vải kaki được ứng dụng cực kỳ phổ biến trong may mặc:

  • Áo khoác.
  • Quần tây nam, nữ.
  • Đầm, váy.
  • Các loại trang phục đặc thù: Đồ bảo hộ cho thợ điện hay công nhân xây dựng, đồng phục nhà máy…
  • Túi xách, balo, tạp dề…

Chúng tôi chắc chắn rằng trong tủ đồ của bạn đang có ít nhất một sản phẩm được may từ chất vải này đấy!

Quần kaki là quần gì

Quần kaki là quần gì?

Cách nhận biết loại vải kaki

Đối với những người công tác trong ngành may mặc, đặc biệt là bộ phận chuyên quản lý nguyên vật liệu thì việc để nhận biết các loại vải là chuyện rất đơn giản. Họ chỉ cần sờ vào bề mặt hoặc ngửi mùi vải thì có thể biết được ngay. Tuy nhiên, đối với những người mới kinh doanh hay người tiêu dùng thông thường đây không phải là điều dễ dàng.

Với 4 loại vải kaki phổ biến nêu trên, bạn có thể phân chia thành 2 nhóm:

Nhóm sản phẩm

Cách nhận biết

Giữa kaki thun và kaki không thun

Phân biệt dựa vào đồ dày vải:

  • Mẫu vải mềm, mỏng, độ giãn tốt hơn ⇒ kaki thun.
  • Mẫu vải dày, cứng hơn ⇒ kaki không thun.

Giữa kaki cotton và kaki polyester

Phân biệt bằng cách đốt cháy:

  • Mẫu vải cháy nhanh, tàn vải hóa tro ⇒ kaki cotton.
  • Mẫu vải không bén lửa, có mùi thơm nhẹ ⇒ kaki polyester.

Quy trình sản xuất vải kaki

Quy trình sản xuất vải kaki thường gồm 4 bước sau:

Bước 1: Thu hoạch bông

  • Thu hoạch, phân loại, lựa chọn bông rồi đóng thành kiện.

Bước 2: Kéo sợi bông

  • Đánh rối, tiệt trùng và ép bông thành những tấm phẳng đều rồi mang đi kéo sợi.
  • Sử dụng tinh bột biến tính, hồ tinh bột và một số chất khác bọc quanh sợi vải nhằm gia tăng độ bền và bóng cho chất liệu.

Bước 3: Dệt vải

  • Dùng các sợi vải sau khi được kéo xong dệt thành 1 tấm vải kích thước lớn.
  • Nấu chúng ở nhiệt độ và áp suất cao trong dung dịch hóa học để loại bỏ tạp chất.
  • Làm bóng vải giúp cho các sợi cotton nở hơn.
  • Tẩy trắng vải để phục vụ cho công tác nhuộm màu.

Bước 4: Nhuộm màu

  • Chọn màu và nhuộm màu vải (sau mỗi lần nhuộm sẽ tiến hành giặt sạch để loại bỏ tạp chất còn sót lại).
  • Tẩm thêm chất làm mềm, chống nhăn để giúp chất lượng vải được tạo ra tốt hơn.

Cách bảo quản áo quần kaki là gì?

Nếu bạn là fan của chất liệu vải này, trong tủ quần áo của bạn hầu hết là sản phẩm thời trang được may từ các loại vải kaki thì đừng bỏ qua cách vệ sinh, bảo quản trang phục vải kaki sau đây để có được những bộ cánh bền, đẹp nhất nhé!

  • Hạn chế giặt đồ bằng máy vì có thể làm hư cấu trúc vải.
  • Nên lộn mặt trái quần áo khi giặt và phơi để tránh bay màu.
  • Sử dụng bột giặt, nước xả vải dịu nhẹ để hạn chế độ tẩy mạnh làm vải bị loang lổ.
  • Chọn địa điểm phơi quần áo vải kaki ở nơi có ánh sáng nhẹ, gió tự nhiên, tránh nguồn sáng gay gắt từ mặt trời.
  • Bảo quản trang phục ở nơi khô ráo, tránh các loại mối mọt hay côn trùng khác.

Cách bảo quản quần áo kaki là gì

Cách bảo quản quần áo kaki là gì?

Hy vọng rằng với những thông tin về vải kaki là gì, ưu - nhược điểm của vải kaki cũng như các loại vải phổ biến hiện nay được chúng tôi tổng hợp trên đây, bạn đã có được những thông tin hữu ích cũng như biết cách chọn cho mình loại vải phù hợp để may trang phục. Trang tin tức của May Mặc Phong Phú sẽ liên tục cập nhật những kiến thức liên quan đến thời trang, may mặc để gửi đến bạn đọc. Vì vậy, đừng quên theo dõi website của chúng tôi để đón đọc những bài viết mới nhất nhé!

 

Zalo